PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
I.
TỔNG
QUAN
Hiện
nay, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt đã và đang là nguồn
năng lượng chiếm tỷ trọng lớn cho phát điện tại nhiều nước trên thế giới cũng
như tại Việt Nam. Các nguồn năng lượng nói trên cũng đang dần cạn kiệt, trong
khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các nguồn năng lượng
thông thường để đáp ứng nhu cầu phát điện đã và đang vượt quá khả năng cung
cấp. Chính vì vậy, với mức tăng trưởng nhu cầu điện năng khoảng 10%/năm, vấn đề
đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng
lượng gió, năng lượng mặt trời là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước đang phát
triển ở Đông Nam Á có mức độ gia tăng nhu cầu sử dụng điện khá cao, đồng thời
tỷ trọng năng lượng hóa thạch sử dụng trong phát điện vẫn còn khá lớn. Bên cạnh
nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng hóa thạch do trữ lượng đang dần cạn kiệt thì
việc sử dụng năng lượng hóa thạch đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường cũng là một thực trạng mà Việt Nam phải đối mặt.
II.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Trong
khi đó, Việt Nam được biết đến là một nước có tiềm năng khá lớn về năng lượng
tái tạo (NLTT) nhưng hiện tại mới chỉ khai thác và sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ.
Cho đến nay số các dự án có tầm cỡ và quy mô ở nước ta rất ít, tỷ trọng công
suất lắp đặt các nhà máy điện từ NLTT trong tổng công suất đặt của cả hệ thống
còn rất khiêm tốn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển NLTT và nguồn
điện từ NLTT trong các Quy hoạch phát triển điện lực gần đây, đặc biệt là Quy
hoạch điện VII, nhưng việc phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa đáp ứng
được mục tiêu phát triển trong Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được phê duyệt, cũng như Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh, đồng thời chưa đảm bảo các cam kết của Việt Nam trong Hội
nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (Thỏa thuận Paris).
Đẩy mạnh sử dụng NLTT đang là xu thế của
các nước trên thế giới bởi vai trò quan trọng và tính ưu việt của chúng, đặc
biệt trong bối cảnh công nghệ sản xuất điện từ NLTT đang phát triển rất nhanh,
dần đảm bảo khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống. Chính vì
vậy, việc gia tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ NLTT là một đòi hỏi tất yếu cho
sự phát triển của hệ thống điện, cần được đưa vào cụ thể hơn trong Quy hoạch
nguồn điện Việt Nam.
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), năm
2020 nhu cầu điện năng của Việt Nam đạt 265 tỷ kWh và đến năm 2030 đạt trên 572
tỷ kWh. Tổng công suất lắp đặt năm 2020 là 60.000 MW và sẽ tăng lên 129.500 MW
vào năm 2030, trong đó nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho đến
năm 2030. Cụ thể, nếu như trong năm 2015-2016 nhiệt điện than chỉ mới chiếm 34%
thì đến năm 2020 lên đến 49,3%, năm 2025 lên 55% và đến năm 2030 sẽ ở mức 53,2%.
Đối với điện từ năng lượng tái tạo (bao
gồm cả thủy điện nhỏ) mức tăng còn hạn chế. Cụ thể năm 2020 khoảng 6,4%, năm
2025 khoảng 6,9% và đến năm 2030 là 10,7%. Xét về cơ cấu các nguồn năng lượng
cho phát điện, theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia năm
2015, nhiệt điện chiếm 54,15% công suất nguồn theo loại nhiên liệu (trong đó
nhiệt điện than 28,88%, nhiệt điện khí 21,85% và nhiệt điện dầu 3,42%); thủy
điện 39,96% và 5,9% là NLTT trong đó chủ yếu là thủy điện nhỏ, điện gió và điện
mặt trời còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Hiện nay, ba nguồn phát điện chính là thủy
điện, nhiệt điện khí và nhiệt điện than, chiếm tới trên 94% tổng công suất
nguồn điện trong hệ thống điện nước ta. NLTT chưa được sử dụng nhiều cho phát
điện, hơn nữa có đến 88,6% điện năng sản xuất từ NLTT ở nước ta là từ các nhà
máy thủy điện nhỏ (Nguyễn Ngọc Hoàng, 2015). Trong đó, điện gió và điện mặt
trời chỉ đóng góp rất nhỏ trong cơ cấu sản xuất điện cả nước. Theo báo cáo tổng
kết hàng năm của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, công suất lắp đặt
các nguồn điện sản xuất từ NLTT đến năm 2014 là 2.009 MW. Cụ thể, thủy điện nhỏ
là 1.938 MW, sinh khối 24 MW, gió 46 MW, điện mặt trời 1MWp (Trung tâm Điều độ
Hệ thống Điện Quốc gia, 2015).
III.KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
Tiềm năng năng lượng mặt trời có thể khai thác được căn cứ vào bức xạ
mặt trời. Việt Nam là khu vực có bức xạ mặt trời hàng năm tương đối lớn và ổn
định, đặc biệt là các khu vực Cao nguyên miền Trung, duyên hải miền Trung và
miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức
xạ mặt trời là 4-5kWh/m2 mỗi ngày. Theo đánh giá, những vùng có số giờ
nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác sử
dụng. Đối với Việt Nam, tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh
phía Nam. Tiềm năng lý thuyết điện mặt trời tại Việt Nam được dự tính như bảng
sau:
Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên có tiềm
năng điện mặt trời cao nhất do có diện tích đất và tổng xạ mặt trời cao nhất
nước.
Tiềm
năng có thể khai thác cho sản xuất điện năng từ năng lượng mặt
trời tại Việt Nam ước tính khoảng 13.000 MW. Trong khi đó, tổng công suất
lắp đặt pin mặt trời để sản xuất điện mới chỉ khoảng 5 MW vào năm 2015, chủ yếu
cho mục đích nghiên cứu và điện khí hóa nông thôn.
IV. Nguồn tài liệu tham khảo:
https://finance.vietstock.vn/EVN-tap-doan-dien-luc-viet-nam.htm
https://www.tapchicongthuong.vn/tag-evn-258.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét