CÁC BƯỚC QUẢN LÝ MỘT DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự phát
triển của xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Sự gia tăng dân
số và các công nghệ kỹ thuật đòi hỏi ngày càng nhiều nhu cầu tiêu thụ điện
năng, bên cạnh đó, các biện pháp cung cấp điện từ đập thủy điện truyền thống đã
không còn đạt được hiệu quả như mong muốn và tốn quá nhiều chi phí đầu tư xây dựng,
gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác của khu vực lân cận đập thủy điện như nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi.
I.XEM XÉT HIỆU QUẢ CỦA NĂNG LƯỢNG TRONG DỰ ÁN
Trước khi bắt đầu quá trình thiết lập dự án năng lượng mặt trời cho ngôi nhà, bạn nên biết cách sử dụng hợp lý nguồn điện nhà mình hơn bằng việc điều tra việc sử dụng năng lượng và xem xét để tăng tiềm năng hiệu quả sử dụng điện. Bạn nên nắm rõ về tổng mức sử dụng điện của gia đình mình và xem xét các phương pháp đơn giản để giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng.
Một vài thông tin để giảm mức tiêu thụ điện thông dụng trong nhà:
ü Kiểm toán năng lượng điện trong nhà: Điều này có thể giúp bạn biết được nhà bạn đang bị mất năng lượng ở đâu và cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả vấn đề tiêu tốn điện.
ü Thiết bị điện tử: Sử dụng các thiết bị điện tử của bạn hiệu quả hơn, xem xét đầu tư mua những dòng sản phẩm cao cấp, ít hao điện (ví dụ, chuyển từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED).
ü Sưởi ấm và làm mát: Nếu bạn sử dụng điện để sưởi ấm và làm mát cho ngôi nhà, thì bạn phải hiểu rằng những thiết bị này “ngốn” rất nhiều điện. Việc tắt/bật/điều chỉnh nhiệt độ thiết bị hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng điện đáng kể.
II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
Trước khi quyết định cách tốt nhất để sử dụng điện mặt trời
tại nhà, hãy đánh giá mức tiềm năng của năng lượng mặt trời có thể được sản xuất
tại địa phương của bạn. Lượng năng lượng được tạo ra bởi một hệ thống tại một địa
điểm cụ thể phụ thuộc vào mức bức xạ của mặt trời chiếu vào nó và kích thước của
chính hệ đó.
Có một số dịch vụ và công cụ mô tả bản đồ có thể giúp bạn
xác định được tiềm năng năng lượng mặt trời tại khu vực của dự án. Một số dịch vụ
cũng cung cấp thông tin về quy mô ước tính, chi phí tối ưu và khoản tiết kiệm
tiềm năng.
Những công cụ này là khá hữu ích để bạn có thể xác định xem
ngôi nhà của mình có phù hợp với năng lượng mặt trời hay không cũng như lựa chọn
lắp đặt như thế nào là tốt nhất cho hệ thống của bạn. Mặc dù các công cụ này
thì hữu ích nhưng bạn không nên chỉ dựa vào chúng mà còn phải quan tâm và nắm
thêm nhiều thông tin, vấn đề khác. Chính vì vậy, bạn sẽ cần làm việc với nhà
cung cấp dịch vụ năng lượng mặt trời của mình, họ có thể đưa ra những đánh giá
chính xác về tiềm năng mặt trời trong trường hợp cụ thể của bạn hơn.
Cần chú ý xem xét những điều sau đây:
Bóng dâm của cây cối, các công trình, toà nhà gần nơi bạn lắp
đặt. Bóng râm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện mặt trời, do đó bạn cần lưu ý những
yếu tố trên.
“Tuổi của mái nhà” là bao nhiêu và còn tồn tại được
bao lâu nữa. Một hệ thống có thể tồn tại 25 – 30 năm, do đó, nếu bạn lắp đặt một
dự án trên mái cần phải xem xét và chắc rằng mái nhà của bạn ít nhất còn hoạt động
tốt trong 25 năm tới. Nếu không bạn cần phải chuyển sang lắp đặt trên mặt đất
hoặc phải thay mới mái nhà trước khi cài đặt.
III.XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HIỆN CÓ VÀ ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC
Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn trong huy
động nguồn lực tài chính và cung ứng thiết bị, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời
đang lo ngại không xoay xở kịp để vận hành thương mại dự án.
Nắm được các ưu đãi về tài chính của Nhà nước. Đặc biệt là
chính sách yêu cầu công ty điện lực mua lại điện mặt trời của người dân với giá
rất hấp dẫn.
IV.LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP
Sau khi tìm được một công ty về điện mặt trời uy tín, bạn cần lắng nghe và làm việc với họ để có những bước đi đúng đắn trong việc cài đặt hệ thống điện mặt trời.
Họ sẽ xác định kích thước phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Kích thước sẽ dựa trên lượng điện tiêu thụ của bạn cũng như một số yếu tố sau:
Lượng bức xạ mặt trời mỗi ngày tại khu vực của bạn.
Hướng và độ nghiêng của các tấm pin năng lượng mặt trời.
Hiệu quả của hệ thống trong việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời
thành điện năng (quang điện).
Dịch vụ cài đặt của bạn sẽ đảm bảo rằng tất cả các thiết bị được lắp đặt một cách chính xác và định hướng, điều chỉnh góc nghiêng sao cho tối đa hoá công suất.
Hãy chắc rằng bạn hiểu về chế độ bù trừ điện năng và cách bán lại điện mặt trời cho công ty điện cũng như các khoản chi phí phát sinh nào mà bạn có thể cần phải trả.
V.XÂY DỰNG LỘ TRÌNH DỰ ÁN
Để dự án có thể đưa vào triển khai, các đơn vị cần tiến hành xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ xin cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư:
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối
với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu
tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản
sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử
dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với
dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo
quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ,
xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng
sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
VI.KẾT LUẬN
Nhà quản lý có thể theo dõi rủi ro qua các bản ghi chép. Các
bản ghi sẽ liệt kê từng rủi ro và những hành động cụ thể cần làm trong trường hợp
rủi ro phát sinh. Nhà quản lý nên thường xuyên xem bản ghi chép, thêm mới những
rủi ro xảy ra trong vòng đời dự án và cách thức giải quyết. Hãy nhớ rằng rủi ro
sẽ không thể biến mất nếu nhà quản lý không có bất kỳ hành động nhằm giải quyết
và ngăn chặn. Kết quả là toàn bộ dự án sẽ bị chậm tiến độ hoặc thậm chí thất bại.
Nhận xét
Đăng nhận xét